Mấy ngày nay, ngày nào cũng thấy thầy Ánh giữa ngồn ngộn chả bò và đi ship hàng hộ vợ. Vợ anh quanh năm làm chả bò, Tết thì làm thêm cả bò khô để bán.
3h chiều ngày 25 Tết Nguyên Đán, tôi ngỏ ý hẹn trò chuyện nhưng thầy giáo sinh năm 1986 ngay lập tức xin lỗi khước từ.
“Anh giúp chuẩn bị sẵn những câu hỏi, tối rảnh tay anh em mình nói chuyện. Giờ mình vẫn đang đi ship chả bò”.
Đến tối muộn, anh gọi lại cho tôi cười ngại: “Vì cuộc sống bộn bề đủ thứ phải lo nên phải cày thêm thôi”.
![]() |
Những ngày sát Tết, thầy Nguyễn Ngọc Ánh (giảng viên Khoa Môi trường và Công nghệ Hóa, Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng) vẫn đang rất tất bật với công việc phụ vợ bán hàng và kiêm luôn chân chạy giao hàng. |
Anh không ngần ngại chia sẻ, từ ngày 23 Âm lịch đến nay, mỗi ngày “cày” được hơn 2 triệu đồng.
“Khi trên bục giảng, mình là thầy, nhưng khi chạy giao hàng mình là 1 shipper đúng nghĩa, nên ai kêu đâu chạy đó, cần giờ nào có giờ đó”, thầy Ánh cười tươi.
Ngày thường, ngoài thời gian lên lớp, thầy Ánh lại bắt tay ngay vào việc đi ship hàng.
“Công việc ở trường dĩ nhiên là phải đặt lên hàng đầu rồi. Để làm được như vậy hàng tuần mình phải có kế hoạch trước một cách cụ thể, thậm chí phải lưu ghi nhớ trong lịch và đồng bộ cùng với điện thoại nhắc nhở. Còn những việc khác phải sắp xếp trong đầu và tự chèn vào chỗ trống”.
![]() |
Có khi anh còn tranh thủ mang theo luôn trên đường đến trường.
"Sinh viên không lạ gì hình ảnh mình đến trường mà mang theo chả bò cả. Cốp xe không đủ chỗ thì xách luôn vô lớp để tạm, hết giờ đi ship luôn. Ví dụ sáng mang theo, trưa dạy xong là tranh thủ đi ship rồi mới về nhà”.
Theo thầy Ánh, để sắp xếp công việc thì ngoài thời gian biểu phải thật khoa học còn phải có một sức khỏe tốt.
Nhiều hôm 11h đêm anh mới giao xong đơn hàng cuối cùng. “Những ngày cận Tết này thì lại khác ngày thường. Vì không dạy nên chạy cả ngày, đuối quá nên tối chỉ ngủ luôn, sáng dậy sớm đóng hàng”.
![]() |
Thầy Ánh không ngần ngại chia sẻ việc phụ vợ bán và giao hàng sau những giờ dạy trên trường. |
Ngày thường, trang Facebook cá nhân của anh cũng thường xuyên là nơi rao bán chả bò cho vợ.
“Đang tính sáng tác bài ca chả bò, để đi đâu hát đó, tăng thêm thu nhập cho gia đình”, thầy Ánh hóm hỉnh.
![]() |
Hài hước, thân thiện và dễ gần nên thầy Ánh cũng không ngần ngại chia sẻ những khoảnh khắc đi làm chân chạy cho vợ trên trang Facebook cá nhân.
Nhiều khách hàng của anh là chính các sinh viên và với những đơn hàng đó, các bạn đều nhận được ưu đãi miễn phí chuyển hàng.
“Có những sinh viên nhà khá giả nhưng lại hay trốn học, chểnh mảng, ý thức học tập chưa cao… Nhưng sau khi thấy thầy giáo mình vất vả làm thêm kiếm tiền, nhiều em đã thay đổi quan điểm, chịu khó lắng nghe hơn và không còn bướng bỉnh như trước” , thầy Ánh vui vẻ cho biết.
Thầy Ánh mong rằng với những nỗ lực của bản thân, gia đình sẽ có một cái Tết sung túc hơn. “Giúp được vợ lại khiến cái Tết của gia đình sung túc hơn thì có lẽ niềm vui sẽ được nhân đôi”, thầy giáo cười tươi.
Thanh Hùng
- Những ngày giáp Tết, dù chưa đến kỳ nghỉ nhưng không khí náo nức đã ngập tràn khắp các giảng đường.
" alt=""/>Tết Nguyên Đán, thầy giáo phụ vợ bán hàng, làm chân ship đồĐồng thời, giao quyền hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM cho PGS.TS Trần Hoàng Hải.
Ông Trần Hoàng Hải giữ quyền hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM |
Ông Trần Hoàng Hải là phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM sau khi GS.TS Mai Hồng Quỳ nghỉ hưu từ tháng 3/2018 đến nay.
Giữ quyền hiệu trưởng, ông Trần Hoàng Hải cho biết sẽ đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện chuyển số trong giáo dục.
Ngoài ra, thực hiện chương trình đào tạo từ xa đối với ngành luật và triển khai đào tạo ngành luật bằng tiếng nước ngoài. Đặc biệt, chú trọng thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ nhân sự chủ chốt trong giai đoạn tới.
Lê Huyền
Nhiều trường ĐH công lập hiện nay đang khuyết vị trí hiệu trưởng, thậm chí toàn bộ ban giám hiệu. Thời gian khuyết hiệu trưởng kéo dài từ vài tháng đến cả vài năm.
" alt=""/>Ông Trần Hoàng Hải giữ quyền hiệu trưởng ĐH Luật TP.HCMNhìn lại cả hành trình dài triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phân tích của Cục Chuyển đổi số quốc gia chỉ ra rằng: năm 2010, cả nước chỉ có 4 dịch vụ công trực tuyến mức cao nhất, chiếm 0,004% tổng số dịch vụ công và tốc độ tăng trưởng rất chậm trong giai đoạn 10 năm tiếp theo.
Từ sau thời điểm tháng 6/2020, khi Chương trình chuyển đổi số quốc gia bắt đầu được thực hiện, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến có bước tăng trưởng đột phá khi tăng trưởng hằng năm bằng cả giai đoạn 10 năm trước đó. Hiện nay, tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình của cả nước đạt trên 55%, tăng gấp 5 lần so với giai đoạn 10 năm trước.
Cùng với đó, hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến cũng đã có bước tiến ấn tượng trong hơn 4 năm Chương trình chuyển đổi số quốc gia được triển khai. Theo thống kê, năm 2019, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến mức cao nhất trong tổng số hồ sơ thủ tục hành chính mới chỉ đạt 5%; tính đến trung tuần tháng 7/2024, tỷ lệ này đạt 43%, tăng hơn 8 lần.
“Đặc biệt, nếu như năm 2019, người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến ở đâu thì phải tạo tài khoản ở đó. Hiện nay, 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương”,Cục Chuyển đổi số quốc gia cho hay.
Đề xuất các giải pháp để tiếp tục cải thiện chất lượng dịch vụ công trực tuyến
Tuy vậy, theo đánh giá của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số và Bộ TT&TT với vai trò là cơ quan thường trực của Ủy ban, chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến hiện chưa cao. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.
Để thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thời gian qua, Bộ TT&TT đã thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Đáng chú ý, đến nay, hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số (còn gọi là hệ thống EMC) do Bộ TT&TT vận hành, đã kết nối với 100% hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của các bộ ngành, địa phương để giám sát trực tuyến.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó có yếu tố kỹ thuật, công nghệ. Việc Bộ TT&TT mới đây đã đánh giá và công bố chất lượng các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh năm 2024, cũng là nhằm giúp các bộ, ngành, địa phương nhìn rõ hiện trạng, thấy được những tồn tại, hạn chế để nâng cấp hệ thống, giải quyết đảm bảo yếu tố kỹ thuật cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Định hướng công tác chuyển đổi số các tháng cuối năm nay, trong kết luận hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 và về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ, một việc Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung là: đến hết năm 2024, đưa tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia đạt 80%; 40% dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính.
Với vai trò cơ quan điều phối triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia và các chiến lược phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, Bộ TT&TT cũng đã xác định 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm trong các tháng cuối năm nay là nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Mục tiêu đặt ra đến cuối năm nay là tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của các bộ, ngành đạt 65% và đạt tối thiểu 30% với các địa phương; tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình vào cuối năm 2024 cần đạt 70% với các bộ, ngành và đạt tối thiểu 85% đối với các địa phương.
Các giải pháp Bộ TT&TT đề xuất các bộ, ngành, địa phương tập trung trong thời gian sắp tới để nâng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình gồm có: triển khai kho dữ liệu số cho tổ chức, người dân làm thủ tục hành chính; số hóa hồ sơ khi người dân làm thủ tục hành chính; số hóa các kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Những giải pháp cần thực hiện để đạt mục tiêu đặt ra về tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình là: các bộ, ngành rà soát, tái cấu trúc quy trình các thủ tục hành chính với những dịch vụ chưa triển khai; các địa phương chủ động rà soát, tái cấu trúc quy trình và chọn các thủ tục hành chính đủ điều kiện thuộc thẩm quyền để triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Về nâng cao chất lượng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, mục tiêu đặt ra là đến hết tháng 12/2024, hệ thống của 5 bộ và 39 địa phương ở mức C sẽ đạt mức A và hệ thống các bộ, ngành, địa phương ở mức D, E sẽ đạt mức B.
Muốn vậy, bên cạnh vai trò đôn đốc, thúc đẩy, tư vấn, hỗ trợ của Bộ TT&TT, các bộ, ngành, địa phương cần chú trọng triển khai các giải pháp: kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu, nhất là với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và nền tảng VNeID; rà soát, cập nhật, nâng cấp hệ thống đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật; triển khai các biểu mẫu điện tử tương tác.